Theo phong tục của dân gian ta từ xưa đến nay cứ đến ngày 23 tháng chạp, người dân Việt Nam lại hân hoan chuẩn bị đồ cúng để tiễn ông Công, Ông Táo về trời - Ông Công, Ông táo là những vị thần cai quản nhà cửa, bếp núc cho mỗi gia đình. Vậy với lễ cúng ngày 23 này chúng ta cần phải chuẩn bị những gì? thực hiện như thế nào? Hãy cùng sàn BĐS Thạch Kim tìm hiểu về mâm cỗ tiễn ông Táo, ông Công về trời nhé.
Lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời
Chuẩn bị mâm cỗ
Theo truyền thuyết, ông Công, ông Táo hay Táo Quân là những vị thần được Ngọc Hoàng cử xuống trần gian để cai quản việc bếp núc, nhà cửa của mỗi gia đình ở dưới hạ giới. Và cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để báo cáo công việc với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để quyết định sự thịnh, suy của gia đình trong năm tới. Do đó, vào ngày 23 Tết, mỗi gia đình đều làm lễ để cúng Táo quân và mong muốn nhận được điều may mắn trong năm sau. Dưới đây là gợi ý về mâm cỗ cúng Táo Quân, mời quý độc giả theo dõi:
Bộ ông Công ông Táo và tiền vàng
Một trong những lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng 23 tháng Chạp truyền thống là bộ ông Công ông Táo. Thông thường, bộ ông Công ông Táo đầy đủ sẽ bao gồm: 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 bộ áo, 3 con cá chép giấy. Mũ ông Công ba cỗ (hay ba chiếc) có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ dành cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này được trang trí bằng các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và dây kim tuyến.
Mũ ông Công ông Táo
Màu sắc của mũ và áo ông Công ông Táo sẽ được thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Ví dụ: Năm hành Kim thì mũ áo có màu vàng; năm hành Mộc thì mũ áo có màu trắng; năm hành Thủy thì mũ áo có màu xanh; năm hành Hỏa thì mũ áo có màu đỏ, năm hành Thổ thì mũ áo có màu đen. Để giản tiện, đôi khi, người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) và kèm theo một chiếc áo, một đôi hia bằng giấy. Những đồ "vàng mã" này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó, người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Cá chép - tượng trưng cho phương tiện đi lại
Theo quan niệm của dân gian, cá chép là phương tiện để giúp các Táo Quân chầu trời. Vì vậy, đồ cúng ông Táo không thể thiếu cá chép. Chúng ta có thể dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo. Thường thì ở miền Bắc, người ta sẽ cúng ông Táo bằng cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”, còn ở Nam bộ, người ta dùng cá chép giấy nhiều hơn.
Mẫm cỗ cúng ông Công ông Táo
Bên cạnh mũ áo, cá chép, tiền vàng, khi chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo, bạn còn cần làm mâm cỗ mặn. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo sự chỉn chu, trang trọng nhằm thể hiện tấm lòng của gia chủ. Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm những đồ sau:
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- Thịt lợn luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
- 1 đĩa chè kho
- 1 đĩa hoa quả
- 1 ấm trà sen
- 3 chén rượu
- 1 quả bưởi
- 1 quả cau, lá trầu
- 1 lọ hoa đào nhỏ
- 1 lọ hoa cúc
Tuy nhiên, ngày nay người dân thường chuẩn bị mâm cỗ không cầu kỳ như trước nữa, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và quan niệm của mỗi gia đình để chuẩn bị lễ cúng.
Mâm lễ cơ bản cúng Táo Quân về trời
Những lưu ý khi làm lễ cúng ông Công, ông Táo:
Mỗi mâm cỗ chúng ta chuẩn bị đều phải chu đáo, Lễ vật chỉ là 1 phần nhỏ mà quan trọng đến từ tấm lòng thành kính của chúng ta. Đối với lễ cũng ông Táo về trời chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
Lễ cúng ông Công ông Táo phải được thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp
Sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, các Táo Quân đã về trời, nên lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được tiến hành trước thời điểm này. Bạn có thể làm lễ cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp (trước 12 giờ trưa).
Không được đặt mâm lễ cúng dưới bếp
Vì Táo Quân là những vị thần cai quản chuyện nhà cửa, bếp núc nên nhiều gia đình đã đặt mâm cỗ cúng dưới bếp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, không phù hợp với phong tục và quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc. Các vị Táo Quân đều phải được thờ phụng trên bàn thờ chính trong nhà chứ không phải ở dưới bếp.
Không nên xin tài lộc, sung túc
Ông công ông Táo có vai trò cai quản việc bếp núc và sức khỏe trong mỗi gia đình nên chúng ta chỉ nên chân thành xin về sức khỏe và sự hòa thuận cho gia đình, không nên khấn xin về tiền tài và danh vọng.
Không nên thả cá chép từ trên cao xuống
Khi phóng sinh cá chép, nhiều người thường bọc cá trong túi nilon hoặc đứng từ trên cao (ví dụ cầu) thả xuống dưới sông. Chúng ta không nên làm như vậy vì hành động này bị xem là mạo phạm, làm mất ý nghĩa tâm linh. Thay vì đứng từ trên cao xuống, bạn nên ra mép sông, mép hồ để thả cá chép và cũng đừng quên vứt túi nilon đựng cá đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường bạn nhé.
Với những chia sẻ thông tin từ công ty CP KD BĐS Thạch Kim hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn độc giả.
------------------------------------------------------
📌 SÀN GD BĐS THẠCH KIM - ĐỊA ĐIỂM MUA + BÁN + NHẬN KÝ GỬI NHÀ, ĐẤT, CHUNG CƯ, MẶT BẰNG KINH DOANH TẠI TP VINH, NGHỆ AN
☎️ Hotline :0981.526.599_ 0981.146.599
Ad: CN1: Liền kề 04, C1 Tecco Quang Trung
CN2: 174 Đường Trần Phú, P. Hồng Sơn, TP Vinh
🔐 Fanpage:Sàn GD Bất Động Sản Thạch Kim
📧 Email: thachkim56@gmail.com
️🍀 Chia sẻ những gì cần- cảm nhận sự chuyên nghiệp!️🍀
------------------------------------------------------- |