Hiện nay, nhiều người lựa chọn cách để lại di chúc để chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Tuy nhiên, nếu đang ốm nặng thì thủ tục lập di chúc như thế nào? Tình trạng sức khỏe bắt buộc khi lập di chúc là gì? Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ đọc ngay trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Làm dịch vụ sang tên sổ đỏ uy tín tại Hà Nội
1. Di chúc phải do người minh mẫn, sáng suốt lập Di chúc là việc một người muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, để di chúc được hợp pháp thì phải đáp ứng các điều kiện quy định trong Bộ luật Dân sự mới nhất sau đây: - Khi lập di chúc, người lập phải minh mẫn, sáng suốt; - Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; - Di chúc phải được lập thành văn bản. Nếu không thể lập thành văn bản thì có thể được lập di chúc miệng; - Người lập di chúc phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Nếu từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và phải lập thành văn bản; - Không được viết tắt, viết bằng ký hiệu trong di chúc; - Nếu di chúc có nhiều trang thì phải ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc tại mỗi trang; - Nếu di chúc có tẩy xóa, sửa chữa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó…
Trong đó, người lập di chúc có 06 quyền quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Chỉ định người thừa kế; - Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; - Chia phần tài sản cho từng người thừa kế; - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Bởi việc lập di chúc là ý chí của người để lại tài sản. Do đó, bắt buộc lúc di chúc được lập, người này phải minh mẫn, sáng suốt để biết bản thân đang làm gì và việc lập di chúc có đúng theo mong muốn của người đó hay không.
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
2. Có bắt buộc phải khám sức khỏe khi muốn lập di chúc? Để xác định được một người minh mẫn, sáng suốt là chuyện tưởng dễ nhưng không hề dễ chút nào. Vì phòng ngừa rủi ro mà cơ quan có thẩm quyền vẫn yêu cầu người lập di chúc phải có giấy khám sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải quy định bắt buộc. Theo đó, Điều 56 Luật Công chứng 2014 quy định, nếu công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần, mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì được phép đề nghị người lập di chúc làm rõ. Nếu không thể làm rõ được thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng di chúc đó. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều tranh chấp xảy ra đều lấy lý do người lập di chúc không minh mẫn, bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa nên việc khám sức khỏe trước khi lập di chúc là một việc làm cần thiết. Đây không phải là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có của người lập di chúc nhưng trong quá trình lập di chúc thì khuyến khích nên có để dễ dàng hơn trong việc giải quyết tranh chấp sau này (nếu có) và đảm bảo ý nguyện của người để lại di chúc.
3. 04 cách lập di chúc khi đang bị ốm nặng Theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng 2014, người lập di chúc phải tự mình đến yêu cầu công chứng, không được ủy quyền cho người khác. Ngoài ra, khi di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì bắt buộc người lập di chúc phải tự viết và tự ký vào bản di chúc đó theo quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, việc lập di chúc phải do tự người để lại tài sản lập, ký và hoàn thành. Vậy hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu trong trường hợp ốm nặng thì sẽ phải lập di chúc thế nào ngay trong phần dưới đây nhé!
Để ngừa các tình huống xảy ra khi người để lại di chúc không thể tự mình lập di chúc được, pháp luật có quy định 04 trường hợp ngoại lệ như sau: 3.1. Lập di chúc miệng Di chúc miệng là di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của người để lại tài sản khi người này bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Theo đó, di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu di chúc được lập trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và được thực hiện theo trình tự được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015: - Ngay sau khi người để lại di chúc nêu ý chí cuối cùng của mình, người làm chứng phải ghi chép lại; - Hai người làm chứng phải cùng ký tên và điểm chỉ vào di chúc đó; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người để lại di chúc nêu ý muốn cuối cùng của mình, di chúc này phải được chứng thực hoặc công chứng xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
>>>> Xem thêm: Nên đi công chứng, chứng thực ở văn phòng công chứng nào tại Hà Nội?
3.2. Công chứng viên đến tận nơi để lập di chúc Theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2015, trong trường hợp người lập di chúc là người già yếu, không thể đi lại được do ốm đau, bệnh tật… mà không thể đến trụ sở của Phòng/Văn phòng công chứng thì công chứng viên có thể công chứng ngoài trụ sở. Theo đó, nếu người lập di chúc bị ốm nặng, không thể tự mình đến tận nơi để công chứng thì có thể yêu cầu công chứng viên đến nhà, bệnh viện, … nơi người này chữa trị.
3.3. Người lập di chúc đang điều trị tại bệnh viện Nếu người lập di chúc đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác thì chỉ cần có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó theo quy định của Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015. 3.4. Di chúc có người làm chứng Nếu không thể tự mình viết di chúc cũng như công chứng được thì người để lại tài sản có thể nhờ người khác viết hoặc đánh máy di chúc nhưng phải có ít nhất 02 người làm chứng. Người làm chứng không phải là người thừa kế của người lập di chúc, có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc và người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Lúc này, người lập di chúc phải ký vào bản di chúc trước mặt người làm chứng và người làm chứng cũng phải ký vào bản di chúc để xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc. Lưu ý: Để di chúc có hiệu lực thì dù ốm nặng nhưng người lập di chúc bắt buộc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.
>>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng uy tín nhất tại Thành phố Hồ chí minh
Như vậy, trên đây là bài viết "Hướng dẫn cách lập di chúc khi bị ốm nặng". Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀĐịa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com |